Máng cáp được phủ bởi một lớp bột sơn khô bằng phương pháp tĩnh điện dựa trên nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho máng thép. Giải pháp này giúp cho bột sơn được bao phủ lên bề mặt máng điện giúp ngăn cản các tác động từ môi trường như không khí và hơi ẩm tiếp xúc lên bề mặt hạn chế quá trình oxy hóa, ăn mòn kéo dài độ bền thang máng cáp trong quá trình sử dụng.
Máng cáp sơn tĩnh điện
Hầu hết các chất liệu sản xuất máng cáp sơn tĩnh điện đều được làm từ chất liệu từ thép cuộn, thép tấm với đặc tính của thép là dễ bị han rỉ theo thời gian, khiến tuổi thọ sản phẩm sụt giảm. Tuy nhiên nếu sử dụng bột sơn tĩnh điện lên bên ngoài bề mặt máng điện thì mang một số ưu điểm vượt trội sau:
Trong thành phần bột sơn tĩnh điện có khả năng ức chế các tác nhân ăn mòn kim loại thường là ion của các kim loại như Zn, Mg, Pb, Ni, Cr, Na, K, P. Tác dụng của sơn tĩnh điện là để bảo vệ và ngăn cản không khí, hơi ẩm tiếp xúc với bề mặt máng cáp để hạn chế quá trình oxy hóa và ăn mòn. Ngoài ra máng cáp sơn tĩnh điện còn có:
Tái sử dụng: trên thực tế trong quá trình phun sơn tĩnh điện máng cáp lượng bột sơn dư được tái sử dụng (bột sơn dư trong quá trình phun sơn lần 1 được máy hút thu hồi để sử dụng lại) vì không cần sơn lót nên tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian sản xuất.
Quy trình sơn được thực hiện bằng máy móc hiện đại thông qua hệ thống phun sơn tự động giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí nhân công. Sơn tự động giúp thu hồi và sử dụng bột sơn đảm bảo chất lượng hơn, không gây ảnh hưởng tới môi trường bên ngoài và dễ dàng vệ sinh.
Chất lượng máng cáp sơn tĩnh điện được đánh giá rất cao bởi tạo ra lớp sơn phủ dày gấp đôi so với các loại sơn khác nên chất lượng tốt, ổn định khi sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng, có độ bền bám dính và độ bóng cao, màu sắc đa dạng, không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết trong thời gian dài.
Thành phần chủ yếu của bột sơn tĩnh điện là nhựa, bột màu và chất phụ gia là: một dạng chất rắn và không dễ bay hơi trong không khí do đó nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường không khí. Khi thao tác sơn dặm người thợ sơn hoàn toàn có thể tránh tiếp xúc trực tiếp với bột sơn bằng những biện pháp phòng hộ lao động đơn giản như sử dụng khẩu trang, găng tay, kính chắn, mặc quần áo dài... để đảm bảo khi thực hiện sơn máng cáp.
Vì sơn tĩnh điện không có dung môi hay hợp chất hữu cơ nên nó cũng không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Chất thải của sơn tĩnh điện được xếp vào nhóm ít nguy hại và có thể được xử lý trong bãi rác. Trong khi đó, các loại sơn thông thường có chứa các hóa chất độc hại đã được chứng minh làm suy thoái ozon và tạo ra chất thải nguy hại cần được xử lý bằng quy trình đặc biệt.
Trong quá trình sản xuất máng cáp sơn tĩnh điện chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn chúng tôi sử dụng hệ thống phun sơn tự động và dặm sơn bằng thủ công không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với bột sơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bắt buộc cho người lao động phải thực hiện nghiêm các quy trình thực hiện như mang đồ bảo hộ, mặt nạ phòng độc, …
Quy trình sơn tĩnh điện máng cáp được thực hiện qua nhiều bước như sau:
Quy trình các bước sơn tĩnh điện máng cáp
Trước khi sơn máng cáp bạn cần kiểm tra tất cả thiết bị phun bao gồm súng sơn, vòi phun, điện, hơi, tiếp mát, quạt hút buồng phun, đèn chiếu sáng... Sau đó sắp xếp và vệ sinh lớp bề mặt máng cáp điện bằng bình xịt khí giúp loại bỏ các bụi bẩn còn lại có trên thân máng.
Lưu ý khi sơn: Quá trình sơn khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn là khoảng 10 - 15cm đối với phun tay, 20 - 25cm đối với súng phun tự động. Đối với phun sơn thủ công (phun tay), nên sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau, sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau.
Trước khi bắt đầu sơn chúng ta cần phải xử lý bề mặt máng điện càng sạch càng tốt, việc xử lý bề mặt máng cáp giúp đảm bảo tạo cho bột sơn có độ bám dính tốt hơn.
Tại bước này, các tạp chất trên bề mặt máng thép như gỉ sét, dầu mỡ, chất bẩn và các tạp chất hữu cơ khác sẽ được loại bỏ để bề mặt vật liệu tiếp xúc với sơn được tốt hơn. Thông thường ALEN sẽ dùng phương pháp xử lý bề mặt bằng những hóa chất chuyên dụng được chứa trong các hệ thống bể, bao gồm các bể sau:
Lưu ý: Thời gian ngâm máng thép là 5 – 7 phút/bể khi ngâm cần nâng lên hạ xuống 2 – 3 lần để loại làm sạch bề mặt.
Sản phẩm sau khi xử lý bề mặt bằng hóa chất sẽ được đem ra và hong khô bằng các phương pháp như xịt khí giúp loại bỏ nước còn bám dính lên bề mặt
vào lò sấy khô. Tại đây, vật liệu sơn được sấy ở nhiệt độ tối đa là 120oC trong 10 - 15 phút để làm khô hơi nước. Sản phẩm sau khi xử lý phải để nơi khô, thoáng, không bị nước, hóa chất nhiễm vào.
Để tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện, tất cả những sản phẩm trước khi treo lên băng tải sẽ được máy nén khí xịt sạch bề mặt sản phẩm. Hướng xịt bụi phải quay ra ngoài, không hướng vào mặt người khác hoặc quay vào phòng sơn.
Máng cáp sau khi được treo lên băng tải Alen quá trình phun sơn tĩnh điện sẽ được diễn ra trong buồng sơn tự động. Buồng phun sơn không chỉ có vai trò đảm bảo sơn không phát tán nhiều ra không khí mà quan trọng hơn, nó giúp thu hồi lượng bột sơn dư để tái sử dụng cho lần sơn tiếp theo. Buồng phun sơn có 2 loại:
Buồng phun đơn: Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.
Buồng phun đôi đối xứng: Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.
Sau khi phun sơn tĩnh điện, máng cáp được đưa vào lò sấy, và sấy ở nhiệt độ 180oC – 200oC. Lò có nguồn nhiệt chính từ tia hồng ngoại hoặc burner với nguyên liệu đốt là khí gas. Sau thời gian sấy 20 phút chúng ta mở cửa buồng sấy để khoảng thời gian 5 – 10 phút nhằm làm nguội máng cáp trước khi sắp xếp.
Sau khi máng cáp sơn tĩnh điện hoàn thành sấy khô và để nguội, chúng ta tiến hành các bước kiểm tra chất lượng sơn sau thành phẩm phải đạt chuẩn, đầy đủ số lượng, chủng loại theo từng đơn hàng. Kết hợp với xưởng sản xuất, ngăn chặn và phát hiện kịp thời các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất. Xử lý dứt điểm các sự cố, các lỗi không phù hợp.
Kiểm tra và giám sát đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ và chất lượng theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Quấn băng keo từng sản phẩm chống va đập, trầy xước và sắp xếp theo từng đơn hàng máng cáp cụ thể. Sắp xếp lên đơn hàng vận chuyển đến công trình cho khách hàng. Sắp xếp lên đơn hàng vận chuyển máng cáp sơn tĩnh điện tới dự án công trình cho Khánh hàng nhanh nhất.
Xem thêm: bảng giá máng cáp
Màu sơn máng cáp thường được lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố của khách hàng, chủ đầu tư yêu cầu là: màu tương đồng hoặc tương phản với màu nền vách tường, hệ thống ống gió, PCCC, … Với máng cáp sơn tĩnh điện màu sắc được sử dụng thông dụng nhất phải kể đến như: Màu kem nhăn, kem trơn, xám, cam, đỏ, xanh, … và Alen sơn theo yêu cầu khách hàng.
Máng cáp sơn tĩnh điện màu kem nhăn thông dụng nhất
Máng cáp sơn tĩnh điện màu đỏ
Máng cáp sơn tĩnh điện màu xanh lá cây
Máng cáp sơn tĩnh điện màu xanh Blu
Tin tức khác
CÔNG TY SẢN XUẤT THANG MÁNG CÁP TẠI HCM
(10-07-2017)Sản xuất thi công thang máng cáp tại Tp Hồ Chí Minh
(07-04-2018)Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng dự án điện năng lượng mặt trời tại Tây Ninh
(14-07-2020)Sản xuất vỏ tủ điện tại Hồ Chí Minh
(17-09-2017)Thiết kế thi công thang máng cáp tại Tp Hồ Chí Minh
(08-04-2018)Sản xuất máng cáp tại Bình Dương
(15-08-2017)Sản Xuất Tủ Điện tại Bình Dương
(17-09-2017)Sản xuất máng cáp tại Đồng Nai
(15-08-2017)
Ms. Giang | 0938.001.200 |
Ms. Thảo | 0946.828.788 |
Ms. Nga | 0931.331.200 |
Ms Vi | 0916.001.200 |
Ms. Tuyết | 0932.080.050 |
Kỹ Thuật | 0939.848.788 |
alen@alen.vn |