Trong điện công nghiệp hay dân dụng, một số thiết bị điều khiển được vận hành ở dòng điện và điện áp thấp. Tuy nhiên, khi tín hiệu đầu ra của thiết bị này được kết nối với thiết bị, máy móc trong các nhà xưởng thường phải cần mức điện áp lớn hơn. Như vậy, hệ thống phải có một thiết bị trung gian thực hiện chuyển mạch theo “lệnh”. Đó chính là rơ le. Vậy rơ le là gì và thường hoạt động theo nguyên lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Rơ le (relay) là một loại chuyển mạch hoạt động bằng điện. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây của rơ le sẽ tạo ra một từ trường hút lõi sắt non làm thay đổi công tắc chuyển mạch. Dòng điện này có thể được bật hoặc tắt nên rơ le cũng có thể chuyển mạch qua lại. Do đó, bạn có thể coi rơ le như một loại công tắc với 2 trạng thái ON và OFF.
Để dễ hiểu hơn, bạn hãy nghĩ nó như một đòn bẩy điện: bật rơ le bằng một dòng điện nhỏ và rơ le bật một thiết bị khác với dòng điện lớn hơn nhiều.
Một relay thường được cấu tạo gồm các bộ phận sau:
>>> XEM NGAY: Thang máng cáp là gì?
Tiêu chí phân loại | Phân loại |
Theo nguyên lý làm việc |
|
| |
| |
| |
| |
Theo nguyên lý tác động của cơ cấu chấp hành |
|
| |
Theo tham số |
|
| |
| |
| |
Theo cách mắc cơ cấu |
|
|
*** Tìm hiểu thêm:
Rơ le nhiệt là gì? Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ động cơ và mạch tránh tình trạng quá tải khi hoạt động. Thông thường, nó sẽ được lắp kèm theo công tắc, khởi động từ để hoạt động. Ngoài ra, rơ le nhiệt không có tác dụng tức thời theo giá trị dòng điện vì có quán tính nhiệt lớn nên cần thời gian hoạt động phát sóng.
Rơ le trung gian là gì? Về cơ bản, rơ le trung gian là rơ le điện từ có kích thước khá nhỏ. Chức năng chính của nó là chuyển mạch tín hiệu điều khiển hay khuếch đại đã được thiết lập. Thông thường, trong sơ đồ mạch điện, đúng như tên gọi, rơ le trung gian sẽ được lắp đặt ở vị trí trung gian, giữa các thiết bị có công suất nhỏ và công suất lớn.
Rơ le điện từ là gì? Loại rơ le này thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện ở các điều kiện không bình thường bằng cách cô lập các sự cố đến các phần không liên quan qua thiết bị đóng ngắt.
Nguyên lý hoạt động của rơ le sẽ được diễn tả theo hình ảnh minh họa dưới đây, bạn cần chú ý đến các bộ phận cũng như đánh dấu.
Khi dòng điện chạy qua mạch 1, nó sẽ kích hoạt nam châm tạo ra từ trường để hút tiếp điểm màu đỏ giúp cho mạch 2 đóng và được kích hoạt. Ngược lại, khi tắt nguồn điện, lò xo sẽ kéo tiếp điểm trở về vị trí ban đầu, mạch điện 2 bị ngắt.
Nguyên lý trên đây chúng tôi đang giải thích với rơ le thường mở. Bạn có thể hiểu nó là rơ le mà các tiếp điểm không được kết nối với nhau, mạch luôn mở và chỉ được đóng khi có dòng điện chạy qua nam châm. Đó là lý do vì sao nó được gọi là rơ le thường mở.
Ngược lại, đối với rơ le thường đóng, các tiếp điểm được mặc định kết nối để mạch điện được hoạt động và chỉ tắt khi nam châm được một nguồn điện nhỏ khác kích hoạt để kéo/đẩy các tiếp điểm ra xa.
Với 2 dạng này, hiện tại phổ biến nhất vẫn là rơ le thường mở.
Khi tiến hành chọn rơ le cho hệ thống điện trong gia đình hay công nghiệp, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Trong một hệ thống điện, bạn có thể khá quen thuộc với cầu dao, aptomat, dây dẫn, công tắc,... còn về rơ le thì lại xa lạ, hầu như chưa từng nghe qua. Cùng với các thiết bị nêu trên thì rơ le đóng một vai trò quan trọng để cấu thành nên một mạch điện hoàn chỉnh, đặc biệt là trong mạng lưới điện công nghiệp thường sử dụng điện áp lớn. Vì vậy, bài biết trên đây đã phần nào cung cấp những kiến thức cần thiết nhất về rơ le cho bạn. Nếu thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết rơ le là gì cũng như các vấn đề liên quan để mang thiết bị điện quan trọng này “gần gũi” với mọi người hơn! ALEN xin cảm ơn!
>>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Máng cáp điện là gì?
Tin tức khác
CÔNG TY SẢN XUẤT THANG MÁNG CÁP TẠI HCM
(10-07-2017)Sản xuất thi công thang máng cáp tại Tp Hồ Chí Minh
(07-04-2018)Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng dự án điện năng lượng mặt trời tại Tây Ninh
(14-07-2020)Sản xuất vỏ tủ điện tại Hồ Chí Minh
(17-09-2017)Thiết kế thi công thang máng cáp tại Tp Hồ Chí Minh
(08-04-2018)Sản xuất máng cáp tại Bình Dương
(15-08-2017)Sản Xuất Tủ Điện tại Bình Dương
(17-09-2017)Sản xuất máng cáp tại Đồng Nai
(15-08-2017)
Hồ Chí Minh | Ms. Giang | 0916.001.200 |
Miền Đông | Ms Tuyết | 0932.080.050 |
Miền Tây | Ms. Nga | 0931.331.200 |
Miền Bắc | Ms Tuyết | 0932.080.050 |
Kỹ Thuật | Mr Huy | 0939.848.788 |
alen@alen.vn |